Thương vụ Su-35 và những khả năng đổi chác

Việc Nga đang đàm phán bán cho Trung Quốc 48 siêu tiêm kích Su-35 (>> chi tiết) là một thông tin sốt dẻo trên thị trường vũ khí.
(ĐVO) Hãy thử xem hai bên theo đuổi những mục đích gì trong thương vụ này và các tác động của nó đối với khu vực. Vì sao Nga bán Su-35 cho Trung Quốc trong khi thừa biết Trung Quốc sẽ tìm mọi cách sao chép các công nghệ?

Câu trả lời đầu tiên có lẽ là, Su-35 và có thể cả S-400 là một phần trong thỏa thuận chính trị kín đáo giữa Nga và Trung Quốc trong các vấn đề Syria, Iran.

Về phía trong nước, Nga muốn có thêm nguồn thu ngoại tệ để bù đắp cho chi phí bỏ ra phát triển Su-35 và hỗ trợ dự án tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50.

Còn với Trung Quốc, Nga muốn tác động làm chậm hoặc phá vỡ chương trình tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc, qua đó duy trì được ưu thế của Không quân Nga khi họ đưa T-50 vào trang bị dự kiến vào năm 2015. Qua đó, Nga muốn Trung Quốc tiếp tục lệ thuộc Nga về máy bay tiêm kích hiện đại.

Nhìn rộng ra châu Á - Thái Bình Dương, Nga muốn gây áp lực đối với Mỹ và các nước trong khu vực. Mỹ buộc phải điều động tăng cường hơn nữa không quân ở nơi này, qua đó, giảm áp lực với Nga ở các khu vực khác.

Cuối cùng, với động cơ thúc đẩy xuất khẩu vũ khí, Nga muốn tăng cơ hội bán tiêm kích tiên tiến (Su-35, T-50) cho các đồng minh trong khu vực như Ấn Độ.
Thương vụ Su-35 gây chấn động thị trường vũ khí.
Đối với Trung Quốc, động cơ mua Su-35 có thể do những lý do sau.

Trước hết, "nhai rau, nhưng muốn gắp thịt", Trung Quốc muốn mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga (>> chi tiết), nhưng phải mua Su-35 theo điều kiện “bia kèm lạc” do Nga đặt ra.

Nhưng có lẽ quan trọng hơn là Trung Quốc cần giải pháp khẩn cấp để đối phó với sự gia tăng binh lực, sự tăng cường các loại vũ khí tiên tiến của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, đối phó với việc Mỹ và các đồng minh Australia, Nhật và Hàn Quốc mua ồ ạt tiêm kích thế hệ 5 F-35 Lightning II.

Đặc biệt, Trung Quốc đang chuẩn bị gấp cho các kịch bản nổ ra xung đột tại eo biển Đài Loan hoặc các khu vực tranh chấp khác, nhất là Trung Quốc muốn giành ưu thế trên không tuyệt đối trước Đài Loan trong trường hợp hòn đảo này có được F-35.

Trong trường hợp ít căng thẳng hơn, Trung Quốc muốn buộc một số đối thủ trong khu vực phải chạy đua vũ trang hao tiền tốn của trong khi hạn chế về nguồn lực và khó khăn về kinh tế.

Cuối cùng, chương trình tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc có thể gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ, thậm chí bế tắc. Bằng việc mua Su-35, Trung Quốc sẽ sao chép được một số công nghệ tiên tiến phục vụ cho dự án J-20.

Theo thông tin do Nga công bố, Su-35 có ứng dụng một số hệ thống và công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, đặc biệt là hệ thống điện tử hàng không (avionics), radar, động cơ và tên lửa tầm xa. Cần nhớ rằng, ngay các mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5 T-50 Nga vẫn đang phải tạm thời sử dụng động cơ của Su-35 vì động cơ thế hệ vẫn chưa sẵn sàng.

Cũng có khả năng, dự án J-20 chưa chắc thành công nên Trung Quốc buộc phải có phương án dự phòng, thay thế ít ra là cho đến khi họ có được tiêm kích thế hệ 5 cho ra hồn.
-->Đọc thêm...

Nga kích hoạt hệ thống cảnh báo tên lửa

Moscow hôm qua kích hoạt một hệ thống radar cảnh báo tên lửa tại vùng cực tây của nước này giáp biên giới với Liên minh châu Âu, nhằm đáp trả kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tại trạm radar Voronezh-DM ở Kaliningrad hôm qua. Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev thông báo rằng trạm radar Voronezh-DM tại tỉnh Kaliningrad đã được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu ngay lập tức, AFP đưa tin. Tuyên bố của ông Medvedev được đưa ra tiếp sau những lời đe dọa về việc triển khai tên lửa tại Kiliningrad, tỉnh cực tây nằm tách rời hoàn toàn với phần còn lại của lãnh thổ Nga rộng lớn.

"Tôi hy vọng rằng bước đi này sẽ được các nước nhìn nhận như là tín hiệu đầu tiên cho thấy sự sẵn sàng của nước Nga, trong việc đáp trả thích đáng với những đe dọa mà lá chắn tên lửa của phương Tây nhằm vào các cơ sở hạt nhân chiến lược của chúng tôi", ông Medvedev nói.

Sử dụng những từ ngữ làm gợi nhớ lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tổng thống Nga cho biết thêm: "Nếu tín hiệu này không được các nước nhận thức một cách đúng mức, chúng tôi sẽ triển khai những biện pháp bảo vệ khác, bao gồm những biện pháp đối phó không khoan nhượng và triển khai các lực lượng tấn công".

Ông Medvedev tuần trước cho hay Nga đã sẵn sàng triển khai các tên lửa Iskander, vốn được giới chức nước này cho rằng đạt tầm hoạt động lên tới 500 km, tại tỉnh Kaliningrad có biên giới giáp với các thành viên EU là Ba Lan và Litva.

Romania và Ba Lan trước đây đã đồng ý để Mỹ thiết lập một phần của lá chắn tên lửa, vốn được Washington cho rằng chỉ đề nhằm vào những quốc gia như Iran, nhưng Moscow tin rằng lá chắn này cũng nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng vừa quyết định cho phép Mỹ lắp đặt một trạm radar cảnh báo sớm tại một căn cứ quân sự gần tỉnh Malatya ở đông nam nước này, như một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa.
 
Bản đồ nước Nga và tỉnh Kaliningrad. Đồ họa: Russialessons
Bản đồ nước Nga và tỉnh Kaliningrad. Đồ họa: Russianlessons

Tổng thống Medvedev, tới thăm tỉnh Kaliningrad hôm qua để ký sắc lệnh kích hoạt trạm radar cảnh báo tên lửa tại đây, cho hay Nga muốn nghe nhiều hơn là chỉ những lời hứa từ các nước phương Tây nhằm thu hẹp những cách biệt giữa các bên.

"Những tuyên bố miệng không đảm bảo được các lợi ích của chúng tôi. Nếu những cách thể hiện khác được đưa ra, tất nhiên chúng tôi sẽ sẵn sàng lắng nghe", tổng thống Nga tuyên bố trên kênh truyền hình của tỉnh Kaliningrad. "Chúng tôi không thể hài lòng với những lời hứa miệng rằng hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ không nhằm vào nước Nga. Đó là những tuyên bố sáo rỗng và không đảm bảo cho an ninh của chúng tôi".

Tuy nhiên, ông chủ điện Kremlin cũng khẳng định việc kích hoạt trạm radar cảnh báo tên lửa tại tỉnh Kaliningrad không đồng nghĩa với việc đóng lại cánh cửa đối thoại với Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa.

Hãng tin RIA Novosti trích lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho hay trạm radar này có thể theo dõi hoạt động của 500 đối tượng với tầm phủ sóng lên tới 6.000 km.

Một chỉ huy quân đội địa phương, trung tướng Sergei Brotskov, cho biết hoạt động của trạm radar này mới chỉ được bắt đầu vào tháng 6/2010 nhưng đã được tăng công suất sau những căng thẳng về hệ thống phòng thủ tên lửa. Ông Brotskov cho biết thêm rằng trạm radar Voronezh-DM có thể xác định nguồn gốc, kiểu và đích đến của một tên lửa được nhằm vào nước Nga, thậm chí cả khi nó được bắn đi từ Đại Tây Dương hay Địa Trung Hải.

Nhật Nam/Theo Vnexpress
-->Đọc thêm...

Iran dọa phóng 150.000 tên lửa đáp trả Israel

Khẩu chiến” ở Trung Đông đang bị đẩy lên một tầm cao mới, khi Bộ trưởng Quốc phòng Iran dọa sẽ phóng 150.000 tên lửa nhằm vào Israel, trong khi có tin nhà nước Do Thái đang triển khai tên lửa tầm xa Jericho quanh Jerusalem.

 
Tên lửa đạn đạo Jericho
 
Đe dọa phóng “150.000 tên lửa hoặc hơn” được chuẩn tướng Ahmad Vahidi đưa ra vào ngày hôm qua khi ông có bài phát biểu trước lính tình nguyện. Trước đó, giới chức Iran dọa sẽ đáp trả cả Israel và NATO, nếu bị tấn công.

Trong khi đó, có tin Israel đang triển khai tên lửa quanh Jerusalem và ở Bờ Tây. Các tên lửa đã được xe quân sự đưa vào vị trí giống với tên lửa Jericho, Aaron Klein, người đứng đầu WorldNetDaily ở Jerusalem dẫn lời các nhân chứng cho hay.

Klein nghi ngờ đây có thể là một cuộc diễn tập quân sự, liên quan đến vụ bắn thử rocket trước đó. Tên lửa phóng từ trung tâm thử Palmachim được biết dùng để thử một đông cơ mới cho thiết kế tên lửa tầm xa Jericho III. Thông tin về tên lửa này được giữ bí mật nhưng giới chức quân sự tin rằng tên lửa Israel có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nhắm tới bất kỳ mục tiêu nào trong Trung Đông, hầu hết châu Âu và cả Bắc Mỹ lẫn châu Phi.

Klein cũng tin rằng một cuộc diễn tập như vậy có thể tiến hành để cảnh báo cuộc khủng hoảng đang leo thang trong chương trình hạt nhân Iran hoặc do tình hình bất ổn ở Syria.

Tranh cãi ngày càng gay gắt giữ Israel và Iran bắt đầu từ sau khi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế ra báo cáo “tố” Iran có thể đang chế tạo vũ khí hạt nhân. Báo cáo đã cho Israel “cơ sở” để có thể thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân Iran.

Trong khi đó bất ổn ở Syria đã khiến các nước phương Tây áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt và xuất hiện nhiều đồn đoán cho rằng Syria có thể có “số phận” giống Libya. Tuy nhiên, Tổng thống Syria Assad cảnh báo động thái tương tự (tấn công nước này) sẽ gây ra một cuộc xung đột lớn trong khắp khu vực. Israel khi đó có thể là một mục tiêu “tự nhiên” của các đồng minh của Syria, như Hamas hay Hezbollah.

Cơ quan quốc phòng Israel không bình luận về thông tin triển khai tên lửa.

Phan Anh
Theo RT - Dân trí
-->Đọc thêm...

Chuyên gia Nga nói tường tận về chiến lược hải quân của TQ

Hải quân Trung Quốc đang thực thi những chiến lược và nhiệm vụ cụ thể để vươn mạnh ra đại dương.
Tờ “Bình luận quân sự độc lập” Nga đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu Alexander Shihundorf và Nicholas Jiebin của Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản - Viện Viễn Đông – Viện Khoa học Nga cho rằng, do sức mạnh Hải quân Trung Quốc được tăng cường, phòng tuyến trên biển của TQ tiếp tục mở rộng và củng cố, tiền tuyến phòng thủ trên biển cũng bắt đầu mở rộng ra đại dương.

Ba hạm đội trên biển
Các chuyên gia Nga cho rằng, Hải quân là một trong ba quân chủng lớn độc lập của Quân đội Trung Quốc, có trụ sở Bộ Tư lệnh Hải quân nằm tại Bắc Kinh. Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế London-Anh thống kê cho hay, đến năm 2010, Hải quân Trung Quốc có tổng số 215.000 quân, lực lượng dự bị có tính tổ chức là 40.000 quân.

Các binh chủng chủ yếu bao gồm lực lượng tàu nổi, lực lượng tàu ngầm, lực lượng không quân, lực lượng phòng thủ bờ biển và lực lượng thuỷ quân lục chiến, ngoài ra còn có lực lượng phòng không, lực lượng đặc nhiệm, cơ quan hậu cần.
 
Tàu khu trục 054A của Hạm đội Nam Hải - Trung Quốc
Về thể chế tổ chức, Hải quân Trung Quốc do 3 hạm đội cấu thành, gồm: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải. Hạm đội là quân đoàn chiến dịch, chiến lược chính của Hải quân Trung Quốc, Thủy cảnh khu là binh đoàn chiến thuật, chi đội tàu chiến (tương đương trung đoàn) và đại đội tàu chiến (tương đương tiểu đoàn) là lực lượng chiến thuật.

Hạm đội Hải quân Trung Quốc có các khu vực hoạt động là các vùng biển tương ứng hay vùng biển xa chiến lược, mỗi hạm đội thực hiện nhiệm vụ trong một khu vực phòng thủ nhất định, trong thời bình thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, khi chiến tranh xảy ra làm nhiệm vụ tác chiến.

Theo các chuyên gia Nga, Hạm đội Bắc Hải có tiền duyên khu vực hoạt động từ đường bờ biển biên giới Trung-Triều (sông Áp Lục) đến thành phố cảng Liên Vân, giáp giới với Quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh và Tế Nam, kéo ra phía đông, bao gồm biển Bột Hải và Hoàng Hải. Hạm đội Bắc Hải có 9 khu vực phòng thủ bờ biển, có Bộ Tư lệnh ở Thanh Đảo và các căn cứ ở Lữ Thuận và Uy Hải.

Hạm đội Đông Hải có khu vực hoạt động từ thành phố cảng Liên Vân đến huyện Đông Sơn, điểm cực nam của tỉnh Phúc Kiến, giáp giới với Quân khu Nam Kinh, kéo sang phía đông, bao gồm biển Hoa Đông. Hạm đội Đông Hải có 7 khu vực phòng thủ bờ biển, có Bộ Tư lệnh tại Ninh Ba và các căn cứ ở Thượng Hải, Hàng Châu, Ôn Châu, Phúc Châu, Hạ Môn.

Hạm đội Đông Hải tập trận
Còn khu vực hoạt động của Hạm đội Nam Hải được tính từ huyện Đông Sơn – Phúc Kiến đến biên giới Trung-Việt, bao gồm các tỉnh, thành phố duyên hải Trung Quốc, Đặc khu Hành chính Hồng Kông, biển Đông, eo biển Đài Loan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Philippinese và kéo ra ngoài biển.

Chiến lược chủ yếu

Chuyên gia Nga cho rằng, mục tiêu giai đoạn một của Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc là tạo điều kiện giữ vững tăng cường sức chiến đấu một cách ổn định, xây dựng được cụm chiến đấu tàu chiến có mô hình tác chiến tốt, hoạt động có hiệu quả trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, gồm đảo Ryukyu, quần đảo Philippinese, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.

Mục tiêu giai đoạn hai của Kế hoạch này là, đến năm 2016, tăng cường mạnh mẽ sức chiến đấu cho Hải quân Trung Quốc, có thể tiến hành hoạt động hiệu quả ở phạm vi chuỗi đảo thứ hai, hoạt động tự do ở quần đảo Kuril, đảo Okinawa, quần đảo Mariana, quần đảo Caroline, New Guinea, biển Nhật Bản, biển Philippinese và quần đảo Indonesia.

Tàu Thẩm Dương 051C số hiệu 115 của Hạm đội Bắc Hải
Về lý luận, Hải quân Trung Quốc coi chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo thứ hai là khu vực địa lý cơ bản của phòng tuyến trên biển Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích chi tiết các chiến dịch quân sự của Mỹ và đồng minh, đặc biệt là chiến tranh Iraq và Nam Tư, các nhà lý luận quân sự Trung Quốc đã đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo chiến lược quân sự quốc gia giai đoạn mới, trong đó một nội dung chủ yếu là chủ động phòng ngự.

Dựa trên chiến lược phòng ngự chủ động trên biển tương ứng, Hải quân Trung Quốc có nhiệm vụ chủ yếu là chống lại sự xâm lược biển gần từ đại dương, bảo đảm phòng không duyên hải và phòng ngự chống đổ bộ, ngăn chặn đối phương chiếm ưu thế chủ đạo ở khu vực duyên hải Trung Quốc, thiết thực bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển;

tạo điều kiện an ninh để bảo vệ các hoạt động trên biển cũng như các hoạt động khác của Trung Quốc ở lãnh hải, khu kinh tế, thềm lục địa và khu vực biển xa; tạo điều kiện tốt cho các quân chủng khác hoạt động ở hướng duyên hải; bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển quan trọng; bảo đảm an ninh trên biển cho các tàu thuyền và cơ sở dân sự của Trung Quốc.

Lực lượng hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc cần tiến hành ngăn chặn hạt nhân tin cậy, đề phòng xâm lược hạt nhân và chiến tranh quy mô lớn có sử dụng vũ khí thông thường, bao gồm vũ khí chính xác cao có hiệu quả tác chiến tương đương vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

Nguyên tắc chỉ đạo chiến lược phòng ngự chủ động của Hải quân Trung Quốc còn yêu cầu phối hợp hiệu quả và tiến hành các hành động trên biển, quy định các loại hình tác chiến tiến công và phòng ngự, chủ yếu là tổ chức phong toả trên biển và chiếm đoạt đảo, tiến hành nhảy dù và tác chiến đổ bộ, phá hoại tuyến đường giao thông trên biển, tiến hành tấn công các mục tiêu của đối phương trên biển, tiêu diệt cụm chiến đấu tàu chiến của đối phương, bảo vệ các căn cứ cảng biển đóng quân, tiến hành tác chiến phòng không và chống đổ bộ, bảo đảm an toàn hàng hải.

Nhiệm vụ chính trị ở nước ngoài

Các chuyên gia Nga cho rằng, cùng với sự phát triển của lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển và việc triển khai tuần tra chiến đấu thông thường của tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược của Trung Quốc, bảo đảm cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược tác chiến ổn định ở khu vực triển khai, hoàn thành thuận lợi phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm - một trong những chức năng chính của Hải quân Trung Quốc.

Với việc tăng cường uy tín và ảnh hưởng trên biển của Trung Quốc và tiếng nói của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức quốc tế khác tăng lên, Hải quân Trung Quốc đã bổ sung thêm nhiệm vụ hỗ trợ Liên Hợp Quốc tiến hành các hoạt động gìn giữ hoà bình, gây sức ép cho các bên xung đột thực hiện hoà bình.

Căn cứ tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc
Nhiệm vụ này đã được ghi nhận trong các thoả thuận quốc tế song phương hoặc đa phương. Thông qua phương thức tổ chức tập trận chung trên biển với nước khác, Hải quân Trung Quốc thực hiện chức năng quốc tế này, bao gồm tập trận cứu trợ trên biển, sơ tán các thuyền viên gặp nạn, ứng phó với sự cố kỹ thuật, vận chuyển vật tư nhân đạo và trang bị hạng nặng, giúp tái thiết các công trình và nhà ở khu vực thiên tai. Tiến hành hợp tác tấn công cướp biển hay độc lập tiến hành hộ tống cũng có tác dụng quan trọng.

Với việc sức mạnh tổng thể và vị thế cường quốc thứ hai thế giới của Trung Quốc được nâng lên, Hải quân Trung Quốc còn đảm đương nhiệm vụ phô trương sức mạnh của Trung Quốc với bên ngoài, qua đó bảo đảm cho Trung Quốc hiện diện quân sự ở các đại dương trên thế giới (có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Trung Quốc), tập trung thông qua các hoạt động có tính chất phi quân sự để tuyên truyền phương châm chính trị của Trung Quốc, gây ảnh hưởng lên các nước khác.

Đặc điểm có tính chất quân sự rõ ràng chủ yếu là tập trận, huấn luyện và tiến hành các chuyến thăm, trong đó bao hàm nhân tố sử dụng hoặc răn đe sử dụng vũ lực nhằm tác động đến một quốc gia hay nhóm quốc gia nào đó, buộc đối phương phải nhượng bộ. Hơn nữa trong tương lai không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực.

Trung Quốc đang phát triển tàu sân bay
Theo các chuyên gia Nga, để loại bỏ tính chất can dự của khái niệm “điều động binh lực”, các nhà hoạt động quân sự Trung Quốc thường nhấn mạnh, hành động này không nhằm để bảo đảm sự hiện diện quân sự lâu dài ở nước ngoài, mà nhằm có được khả năng điều động binh lực tới các khu vực đặc biệt.

Báo cáo về sức mạnh quân sự Trung Quốc hàng năm của Mỹ cho rằng, cấp cao Trung Quốc từng nhấn mạnh, khả năng điều động binh lực là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sức mạnh quân sự và sức mạnh tổng hợp quốc gia. Theo đó, cần sử dụng các biện pháp có thể, nhanh chóng nâng cao khả năng tiến hành cơ động nhanh chóng lực lượng và vũ khí của quân đội ở tất cả các hướng lục, hải, không quân.

Những năm gần đây, Trung Quốc và các nước Đông Á, Đông Nam Á khác xảy ra xung đột ngày càng kịch liệt trong tranh chấp chủ quyền biển đảo và khai thác tài nguyên ở thềm lục địa. Các nước này không chỉ được Mỹ ủng hộ, mà còn được Mỹ cam kết bảo vệ quân sự, khiến cho Trung Quốc phải thận trọng hơn khi quy hoạch khu vực phòng thủ của các hạm đội;

căn cứ vào tình hình khách quan như sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực về quân sự, chính trị và kinh tế, sự xuất hiện của vũ khí mới, sự tăng cường sức chiến đấu của vũ khí trang bị hải quân và phương thức sử dụng mới, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tương ứng một cách thích hợp.

Vịnh Bột Hải, Hoàng Hải và eo biển Đài Loan

Các chuyên gia Nga cho rằng, vịnh Bột Hải có vị trí địa lý, hình dáng đặc biệt, đã trở thành khu vực phòng thủ trên biển rất tốt, không những khiến cho các tàu nổi và tàu ngầm của đối phương khó tiếp cận được, hơn nữa còn là khu vực phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm khá lý tưởng.

Đồng thời, tàu chiến Trung Quốc có thể tự do ra vào biển Hoàng Hải, hỗ trợ cho Hạm đội Bắc Hải có thể kiểm soát hiệu quả Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Hải quân Hàn Quốc và các hoạt động của tàu chiến Mỹ (triển khai ở các căn cứ tại Nhật Bản) ở biển Hoàng Hải.

Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược 094
Do Mỹ-Nhật triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tác chiến, cộng với khả năng tham gia của Hàn Quốc, một nhiệm vụ rất quan trọng khác của Hạm đội Nam Hải là ngăn chặn tàu chiến của các nước này tiến vào khu vực có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa của Trung Quốc.

Các chuyên gia Nga cho biết, vấn đề Đài Loan vẫn là vấn đề mà Trung Quốc rất lo ngại và tiếp tục quan tâm, mặc dù những năm gần đây, bầu không khí căng thẳng hai bờ đã giảm xuống rõ rệt. Mặt khác, chính phủ Tổng thống Obama tuyên bố chuẩn bị bán cho Đài Loan vũ khí trị giá lên tới gần 6 tỷ USD, bao gồm UH-60, hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3, tên lửa chống hạm Harpoon.

Để ủng hộ Đài Loan xây dựng hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo và trinh sát tự động hoá, Mỹ còn cung cấp cho Đài Loan hệ thống xử lý thông tin đa năng phức tạp nhất về công nghệ. Ngoài ra, Mỹ còn chuyển nhượng không hoàn lại cho Hải quân Đài Loan tàu quét mìn hiện đại.

Điều làm cho Trung Quốc bất an hơn là, Đài Loan còn gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tác chiến của Mỹ-Nhật.

Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp ứng phó, ngăn chặn các thế lực bên ngoài can thiệp, chỉ rõ cần toàn lực ngăn chặn Mỹ cuốn vào xung đột eo biển Đài Loan trong bất cứ tình huống nào.

Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, để ứng phó với mối đe doạ Mỹ can thiệp vấn đề Eo biển Đài Loan, cần phải tiếp tục ra sức tăng cường sức mạnh hải quân, đặc biệt là mở rộng phạm vi đáp trả, bảo đảm có được khả năng tiêu diệt cụm chiến đấu tàu chiến đối phương khi tiếp cận khu vực tác chiến Tây Thái Bình Dương, đồng thời tích cực xây dựng cụm chiến đấu tàu chiến duyên hải của Trung Quốc.

Trung Quốc sử dụng “lực lượng chống can dự” chủ yếu nhằm ngăn chặn thế lực bên ngoài can thiệp xung đột eo biển Đài Loan, được sử dụng các loại lực lượng, vũ khí để tiến hành các hoạt động phong toả, bảo đảm đoạt được quyền kiểm soát khu vực eo biển Đài Loan, ngăn chặn cụm chiến đấu tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực chiến đấu theo giả thiết hoặc thực tế.

Để hoàn thành nhiệm vụ chống can dự, Trung Quốc có kế hoạch sử dụng toàn diện các lực lượng, vũ khí trang bị, sử dụng các thủ đoạn như trên không, mặt biển, dưới biển, phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy, tác chiến điện tử và tác chiến thông tin, xây dựng và hoàn thiện sách lược vận dụng linh hoạt các lực lượng và vũ khí trang bị, cuối cùng hình thành hệ thống tác chiến đa tầng độc lập với nhau, bảo đảm cho khu vực hoạt động có hiệu quả của Trung Quốc bao trùm Tây Thái Bình Dương - vùng biển nước sâu trên 1.500 km.

Giáo sư Đại học Quốc phòng Mỹ Bernard Coward cho rằng, trong 10 năm tới, cùng với Không quân, Hải quân Trung Quốc vẫn sẽ là công cụ chủ yếu tác động đến nhà cầm quyền Đài Loan.

Tập trận phóng thẳng tên lửa
Nếu Trung Quốc có thể triển khai thuận lợi tuần tra và phong toả cho dù chỉ có hơn 10 tàu ngầm hạt nhân đa năng, duy trì trong vòng 1 tháng, Đài Bắc chắc chắn sẽ đưa ra quyết định tốt nhất là đàm phán với Bắc Kinh, chứ không triển khai các hoạt động chiến đấu quy mô lớn.

Nhưng các nhà lý luận quân sự TQ hoàn toàn không loại trừ khả năng thu hồi Đài Loan bằng vũ lực, đồng thời tính đến phương án hành động tác chiến liên hợp giữa các quân chủng, bảo đảm toàn diện tiến hành đổ bộ liên hợp hải, không quân ở ven bờ Đài Loan.

Trong các chiến dịch đổ bộ bờ biển, Hải quân sẽ đóng vai trò mang tính quyết định, Lục quân, Không quân và Lực lượng Nhảy dù Bộ binh Trung Quốc cũng sẽ tham gia. Hải quân cần bảo đảm các trang bị đổ bộ trên biển, hộ tống lực lượng đổ bộ đến khu vực đổ bộ, chiếm lấy trận địa trên bờ biển, đồng thời tạo điều kiện có lợi cho Lực lượng đổ bộ của Hải quân,

Lực lượng Nhảy dù Bộ binh của Không quân đổ bộ ở ven bờ Đài Loan, yểm trợ cho lực lượng đổ bộ phòng bị sự tấn công từ trên biển và trên không của đối phương, bảo đảm an ninh trên biển và trên không cho khu vực xuất phát, vùng biển vượt qua và khu vực đổ bộ, chế áp lực lượng phòng ngự chống đổ bộ của đối phương, triển khai các hành động chống tàu ngầm, quét mìn, ủng hộ và bảo đảm cho đổ bộ chiếm đóng bờ biển, đồng thời tích cực cấp cứu và sơ tán thương binh.

Biển Hoa Đông - cửa ngõ trên biển

Các chuyên gia Nga cho rằng, mục tiêu chủ yếu của chiến lược xây dựng hiện đại hoá và phát triển lâu dài của Hải quân Trung Quốc là tăng cường sức chiến đấu cho các lực lượng, nâng cao và hoàn thiện trình độ xây dựng các lực lượng có chất lượng, bảo đảm ngăn chặn Mỹ can thiệp vào tình hình khó dự đoán ở eo biển Đài Loan.

Trong đó, nhiệm vụ quan trọng và thực tế hơn là ngăn chặn quân đội Mỹ điều động lực lượng tới khu vực có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, chủ yếu là biển Hoa Đông, đặc biệt là eo biển Đài Loan và vùng biển xung quanh.

Hộ tống trên đại dương
Chuyên gia Nga cho rằng, biển Hoa Đông luôn được coi là cửa ngõ trên biển của Trung Quốc, hiện biển Hoa Đông cũng được Trung Quốc gọi là khu vực quan trọng nhất, có ý nghĩa chiến lược mang tính nguyên tắc đối với việc bảo đảm an ninh quân sự quốc gia.

Biển Hoa Đông hội tụ nhiều tuyến đường giao thông trên biển quan trọng, có tài nguyên hải sản và nghề cá phong phú, khu vực thềm lục địa còn có trữ lượng dầu khí và kim loại hiếm phong phú.

Tại khu vực này, Trung-Nhật luôn có xung đột gay gắt trong vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư. Mùa hè năm 2010, tàu chiến của Cục Bảm đảm An ninh Biển Nhật Bản đã dùng vũ lực bắt giữ tàu cá và thuyền viên của Trung Quốc, khiến cho quan hệ hai nước tụt dốc nhanh chóng. Tàu chiến hai nước thường xuyên đối mặt và không nhượng bộ lẫn nhau tại khu vực này.

Hải quân lục chiến tập trận đột kích trên biển
Quy mô hiện diện của tàu chiến TQ ở biển Hoa Đông, gần đảo Điếu Ngư lớn hơn một chút so với Nhật Bản, hơn nữa tàu chiến Trung Quốc hầu như thường trú ở đó.

Để xác lập đặc quyền của mình ở khu vực thềm lục địa biển Hoa Đông, gần đây Trung Quốc tích cực khảo sát và nghiên cứu tình hình đáy biển Hoa Đông, phía chính quyền giải thích là hoạt động này nhằm thăm dò dầu khí, nhưng trên thực tế còn có thể là đang xây dựng sơ đồ chi tiết về sự thay đổi độ sâu đáy biển và thềm lục địa đáy biển. Điều này rất quan trọng trong bảo đảm cho hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc.

Chuyên gia Nga cho rằng, đầu năm 2010, 10 tàu chiến Hải quân Trung Quốc (gồm tàu khu trục trang bị tên lửa) đã đi vào khu vực đảo cực nam của Nhật Bản về phía tây, máy bay trực thăng tuần tra của Trung Quốc 2 lần bay sát trên không gần tàu khu trục Nhật Bản.

Một khi Trung-Nhật bùng phát xung đột, và lại không thể nhanh chóng hoà giải, Mỹ có thể can thiệp. Trong tình hình đó, sự phát triển của tình hình sẽ rất nguy hiểm, quy mô chiến tranh khu vực có thể sẽ mở rộng. Trên thực tế, đằng sau tranh chấp trong vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư, đã phát hiện 4 mỏ dầu khí lớn ở khu vực thềm lục địa của hòn đảo này.

Thường xuyên tập trận đổ bộ
 Các chuyên gia nhận định, trữ lượng dầu khí của nó có thể sẽ đóng vai trò tương đối quan trọng đối với cung ứng năng lượng cho Trung Quốc hoặc Nhật Bản trong thời gian khá dài. Mặc dù năm 2006, Trung-Nhật từng đạt được thoả thuận gác lại tranh chấp, cùng khai thác các hòn đảo tranh chấp, nhưng xung đột nghiêm trọng giữa hai bên đến nay vẫn chưa chấm dứt.

Biển Đông và eo biển Malacca

Các chuyên gia Nga cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu của nước ngoài, đặc biệt là năng lượng, thiết bị công nghệ cao và linh kiện có liên quan.

Tuyến đường giao thông trên biển chủ yếu để đưa dầu mỏ nhập khẩu từ vịnh Péc-xích về Trung Quốc, phải chạy qua Eo biển Malacca và biển Đông, đây cũng là tuyến đường quan trọng chiến lược để hàng hoá Trung Quốc đi ra thị trường thế giới.

Tàu chiến Lan Châu và Côn Lôn Sơn hoạt động trên Ấn Độ Dương
Vì vậy, hai khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Trung Quốc. Nếu phong toả eo biển Malacca có thể phá hoại tự do thương mại của tuyến đường giao thông ở biển Đông, chắc chắn khiến cho kinh tế Trung Quốc rơi vào khó khăn, cuối cùng đe doạ đến sự ổn định của Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng, Mỹ luôn tìm cách ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy hoà bình. Để bảo đảm hệ thống căn cứ cảng trong khu vực hoạt động ngày càng mở rộng của cụm chiến đấu Hải quân Trung Quốc, Trung Quốc không chỉ tích cực tiến hành xây dựng hiện đại hoá các căn cứ hải quân hiện có, mà còn đang xây dựng các căn cứ mới và căn cứ tiền duyên.

Hiện nay, căn cứ lớn nhất của Hải quân Trung Quốc được xây dựng ở vịnh Á Long, khu vực lân cận Tam Á, tỉnh Hải Nam. Ở đây bảo vệ nghiêm ngặt, có thể đồng thời neo đậu một số tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược và tàu ngầm hạt nhân đa năng, cũng như các tàu nổi cỡ lớn như tàu sân bay.

Các công trình ngầm của căn cứ đầy đủ, có thể bảo đảm cho tàu ngầm đa năng phóng ra biển qua 3 đường hầm, bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển rất quan trọng. Công trình này không chỉ có thể bảo đảm khả năng sinh tồn và tính ổn định trong chiến đấu khá cao của tàu ngầm Trung Quốc, hơn nữa còn có thể bí mật triển khai cụm tấn công tàu ngầm, răn đe đối phương tại khu vực chiến lược quan trọng nhất, đặc biệt là biển Đông.

Các chuyên gia Nga cho rằng, gần đây Trung Quốc còn coi trọng vấn đề xây dựng căn cứ neo đậu của hải quân ở ven bờ Ấn Độ Dương. Để củng cố vị thế của mình ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc đã ký thoả thuận với Sri Lanka cung cấp viện trợ kinh tế xây dựng khu cảng biển Hambantota, tích cực viện trợ xây dựng cảng biển container và hạ tầng cơ sở tương ứng.

Tên lửa hạm đối không SA-N-6 trang bị cho tàu chiến 051C
Động thái tham gia xây dựng cảng nước sâu Gwadar – Pakistan của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý đặc biệt của Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Cảng biển này có vị trí chiến lược rất quan trọng, cách biên giới Pakistan và Iran chỉ 70 km, cách eo biển Hormuz 400 km, là nơi tuyến đường biển xuất khẩu dầu mỏ của các nước vùng Vịnh phải đi qua.

Hải quân Trung Quốc nếu đóng quân tại cảng biển này, sẽ bảo đảm an toàn cho tuyến đường biển nhập khẩu dầu mỏ của mình, đồng thời kiểm soát tuyến đường biển cung ứng dầu khí của các nước Đông Nam Á, hơn nữa phần nào còn có thể hạn chế tự do hoạt động của Hải quân Mỹ.

Đông Bình/giaoduc
-->Đọc thêm...

Pantsir-S1 sẽ tới Malaysia

Malaysia đã bày tỏ mong sự quan tâm tới hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng với Nga.
Trong chuyến thăm Nga hồi tháng 11/2011, đoàn quan chức quốc phòng Malaysia được giới thiệu về hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1, tên lửa chống tăng Kornet-EM và các loại súng phóng lựu.

Đoàn đã thăm xưởng lắp ráp xe quân sự hạng nặng của Công ty Shcheglovsky, sau đó tiếp tục thảo luận về vũ khí độc đáo này tại Viện thiết kế KBP. Kết thúc cuộc họp giữa quan chức quốc phòng 2 nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia, ông Ahmad Zahid bày tỏ sự tục ủng hộ thảo luận hợp tác kỹ thuật quân sự với phía Nga.

Để tiếp nối sự hợp tác trên, Cục Thiết kế Cơ khí Tula của Nga sẽ mang các hệ thống vũ khí trên, cùng với hệ thống pháo phòng không Palma tới Malaysia, để tham dự triển lãm LIMA-2011, tổ chức từ 6-10/12. Tại đây, các quan chức quân sự Nga sẽ đàm phán với các đại biểu quân sự đến từ các nước châu Á - Thái Bình Dương.

Hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 sẽ có mặt tại triển lãm LIMA-2011, tổ chức tại Malaysia từ ngày 6-10/12.
Pantsir-S1 là một hệ thống pháo/tên lửa phòng không vượt trội so với các hệ thống tương tự trên thế giới. Điểm mạnh của hệ thống Pantsir-S1 là có thể  đánh chặn hiệu quả các loại bom, tên lửa...của đối phương và tiêu diệt máy bay bay thấp.

Pantsir-S1 có thể đảm bảo hiệu quả tối đa và sự ổn định đường đạn của các quả pháo, tên lửa của hệ thống trong điều kiện đối phương gây nhiễu mạnh và có những đặc điểm chiến thuật thích hợp với nhiệm vụ phòng không chiến thuật.
Phạm Thái (theo Vpk)
-->Đọc thêm...

Đức cho Israel mượn radar phòng không

Đức vừa cung cấp một radar thuộc hệ thống phòng không Patriot cho Israel theo một hợp đồng cho mượn miễn phí.
Sự hợp tác này nhằm lấp đầy những khoảng trống trinh sát của lực lượng phòng không Israel khi radar của Israel đang trong quá trình bảo dưỡng tại Fort Sill, Okla.

"Các thiết bị cho mượn nhằm duy trì khả năng hoạt động của hệ thống phòng không Israel", Trung tá Holger Neumann - phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Đức cho biết. Các quan chức Israel và Đức còn xác nhận, các radar được mượn sẽ ở lại Israel cho đến khi chương trình nâng cấp hoàn tất.

Theo giới thạo tin, sẽ mất khoảng một năm để thay thế những bộ phận đã xuống cấp của radar, nhằm kéo dài thời gian hoạt động và cải thiện khả năng tương thích với hệ thống Patriot mới của Mỹ tại châu Âu, qua đó cho phép lực lượng phòng không Israel tham gia cuộc diễn tập thường niên với Mỹ hoặc triển khai khẩn cấp trong chiến tranh.

Chương trình nâng cấp ước tính trị giá 15 triệu USD nhưng được Mỹ tài trợ thông qua chương trình cung cấp Tài chính Quân sự nước ngoài (FMF) thường niên cho Israel. Do đó, hợp đồng được coi là miễn phí.
Radar AN/MPQ-53 thuộc hệ thống phòng không PAC-2 Israel.
Một quan chức không quân Israel nhấn mạnh, việc nâng cấp hệ thống radar Patriot là thường lệ và không nhằm mục đích chuyển đổi cấu hình từ PAC-2 sang PAC-3. "Israel không có kế hoạch mua tên lửa đánh chặn thế hệ PAC-3 từ Lockheed Martin", ông này nói. Thay vào đó, Lực lượng phòng không Israel hướng tới triển khai hệ thống phòng không David Sling được phát triển bởi Rafael và Raytheon.
N.Q.A (Theo Defense News)
-->Đọc thêm...

'Trung Quốc sẽ bảo vệ Iran dù Thế chiến 3 xảy ra'

Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc Trương Triệu Trung khẳng định: Trung Quốc sẽ không ngần ngại bảo vệ Iran cho dù Thế chiến 3 có xảy ra".
Nguồn tin cho biết, tuyên bố của Thiếu tướng Trương Triệu Trung được phát trong một chương trình của đài CCTV4.

Ngày 21/11, Mỹ, Anh và Canada đề xuất tăng cường các biện pháp trừng phạt Iran. Pháp cũng đồng ý với việc phải áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm bắt buộc Iran phải từ bỏ chương trình hạt nhân..

Ngày 23/11, người phát ngôn của  Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh cho biết Trung Quốc sẽ chống lại bất cứ lệnh trừng phạt mới áp đặt lên Iran.

Theo Reuter, cùng ngày, Mỹ, Anh và Canada đã thống nhất một biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Iran trong lĩnh vực năng lượng và kinh tế, bên cạnh đó Pháp cũng đóng băng tài khoản ngân hàng Trung ương Iran tại nước này và dừng mọi hợp đồng mua dầu từ Iran.

Trước đó, một bản báo cáo của Cơ quan nguyên tử quốc tế IAEA đã khẳng định Iran đang theo đuổi chương trình hạt nhân cho mục đích quân sự.

Thiếu tướng Trương Triệu Trung là giám đốc cơ quan Giáo dục khoa học Kỹ thuật quân sự, thuộc Học viện Quốc phòng Trung Quốc. Ông là người được truyền hình Trung Quốc mời đến phát biểu bày tỏ quan điểm về tình hình quân sự trong khu vực cũng như quốc tế.
Nhằm giải thích các quyết định của Trung Quốc, Giáo sư Hạ Minh, giảng dạy tại một trường đại học ở New York cho biết: "Trung Quốc và Iran có điểm giống nhau là phải đối đầu với sự cô lập và chèn ép của các nước phương Tây về cả chính trị, văn hóa và kinh tế. Do đó, cũng dễ hiểu khi hai nước hợp tác chặt chẽ với nhau trên trường quốc tế".

Theo giáo sư Hạ Minh, mối hợp tác này là có lợi cho cả đôi bên khi Trung Quốc có được nguồn cung cấp năng lượng ổn định phục vụ nền kinh tế phát triển quá nóng của mình còn Iran tìm được một “người khổng lồ” đứng sau lưng, sẵn sàng giúp đỡ phát triển cả kinh tế lẫn quân sự. Hiện, kim ngạch hai chiều giữa Iran và Trung Quốc đã đạt đến 30 tỷ USD, theo AFP
Trước lời phát biểu kể trên của Thiếu tướng Trương Triệu Trung, giáo sư Hạ Minh cho biết đây là động thái chính trị cần thiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tướng Trương khuyến khích chiến tranh thế giới thứ ba.

Trên thực tế, Trung Quốc cũng không nhất thiết phải mạo hiểm với chiến tranh khi NATO và Israel khó có thể thực hiện một cuộc tấn công tổng lực vào Iran. Rõ ràng, họ chỉ có thể tác động đến Iran bằng một cuộc “Cách mạng hoa nhài” như đã làm tại Libya.
Nguyễn Linh (theo Abovetopsecret)
-->Đọc thêm...

Toàn Cảnh

Kĩ thuật quân sự

Quân sự Việt Nam