Thương vụ Su-35 và những khả năng đổi chác

Việc Nga đang đàm phán bán cho Trung Quốc 48 siêu tiêm kích Su-35 (>> chi tiết) là một thông tin sốt dẻo trên thị trường vũ khí.
(ĐVO) Hãy thử xem hai bên theo đuổi những mục đích gì trong thương vụ này và các tác động của nó đối với khu vực. Vì sao Nga bán Su-35 cho Trung Quốc trong khi thừa biết Trung Quốc sẽ tìm mọi cách sao chép các công nghệ?

Câu trả lời đầu tiên có lẽ là, Su-35 và có thể cả S-400 là một phần trong thỏa thuận chính trị kín đáo giữa Nga và Trung Quốc trong các vấn đề Syria, Iran.

Về phía trong nước, Nga muốn có thêm nguồn thu ngoại tệ để bù đắp cho chi phí bỏ ra phát triển Su-35 và hỗ trợ dự án tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50.

Còn với Trung Quốc, Nga muốn tác động làm chậm hoặc phá vỡ chương trình tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc, qua đó duy trì được ưu thế của Không quân Nga khi họ đưa T-50 vào trang bị dự kiến vào năm 2015. Qua đó, Nga muốn Trung Quốc tiếp tục lệ thuộc Nga về máy bay tiêm kích hiện đại.

Nhìn rộng ra châu Á - Thái Bình Dương, Nga muốn gây áp lực đối với Mỹ và các nước trong khu vực. Mỹ buộc phải điều động tăng cường hơn nữa không quân ở nơi này, qua đó, giảm áp lực với Nga ở các khu vực khác.

Cuối cùng, với động cơ thúc đẩy xuất khẩu vũ khí, Nga muốn tăng cơ hội bán tiêm kích tiên tiến (Su-35, T-50) cho các đồng minh trong khu vực như Ấn Độ.
Thương vụ Su-35 gây chấn động thị trường vũ khí.
Đối với Trung Quốc, động cơ mua Su-35 có thể do những lý do sau.

Trước hết, "nhai rau, nhưng muốn gắp thịt", Trung Quốc muốn mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga (>> chi tiết), nhưng phải mua Su-35 theo điều kiện “bia kèm lạc” do Nga đặt ra.

Nhưng có lẽ quan trọng hơn là Trung Quốc cần giải pháp khẩn cấp để đối phó với sự gia tăng binh lực, sự tăng cường các loại vũ khí tiên tiến của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, đối phó với việc Mỹ và các đồng minh Australia, Nhật và Hàn Quốc mua ồ ạt tiêm kích thế hệ 5 F-35 Lightning II.

Đặc biệt, Trung Quốc đang chuẩn bị gấp cho các kịch bản nổ ra xung đột tại eo biển Đài Loan hoặc các khu vực tranh chấp khác, nhất là Trung Quốc muốn giành ưu thế trên không tuyệt đối trước Đài Loan trong trường hợp hòn đảo này có được F-35.

Trong trường hợp ít căng thẳng hơn, Trung Quốc muốn buộc một số đối thủ trong khu vực phải chạy đua vũ trang hao tiền tốn của trong khi hạn chế về nguồn lực và khó khăn về kinh tế.

Cuối cùng, chương trình tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc có thể gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ, thậm chí bế tắc. Bằng việc mua Su-35, Trung Quốc sẽ sao chép được một số công nghệ tiên tiến phục vụ cho dự án J-20.

Theo thông tin do Nga công bố, Su-35 có ứng dụng một số hệ thống và công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, đặc biệt là hệ thống điện tử hàng không (avionics), radar, động cơ và tên lửa tầm xa. Cần nhớ rằng, ngay các mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5 T-50 Nga vẫn đang phải tạm thời sử dụng động cơ của Su-35 vì động cơ thế hệ vẫn chưa sẵn sàng.

Cũng có khả năng, dự án J-20 chưa chắc thành công nên Trung Quốc buộc phải có phương án dự phòng, thay thế ít ra là cho đến khi họ có được tiêm kích thế hệ 5 cho ra hồn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét